Sơ thẩm Vụ án Cù Huy Hà Vũ

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Trước khi xét xử

Ý kiến các luật sư

Luật sư Trần Đình Triển, người được mời để bảo vệ cho Cù Huy Hà Vũ, nói ông đã dự đoán vụ bắt giữ,[41] và cho rằng ông chắc chắn sẽ thua, vì "ở một đất nước chưa có nhà nước pháp quyền và chưa có xã hội công dân, pháp luật chưa trở thành tối thượng thì chuyện đó còn cứ xảy ra thôi... phiên tòa xử kín, thì lời bào chữa của tôi hay nghìn lần thì cũng chỉ trong 4 bức tường thôi. Có chăng lịch sử sau 20 năm sẽ chứng minh lời tôi đúng và những hành động của anh Cù Huy Hà Vũ đúng." Ông Triển cho biết ông nghĩ Cù Huy Hà Vũ là người tốt, phản biện công khai, được dân mến mộ, chỉ không hợp lòng vài người "vớ vẩn", nhưng "nhớ là những người vớ vẩn đó là những người đang trên cả pháp luật", ông nói, "trong một xã hội độc tài, thì anh phải chết thôi".[25]

Luật sư Trần Lâm, người từng bào chữa cho bà Lê Thị Công Nhân và ông Nguyễn Văn Đài trả lời phỏng vấn BBC cho rằng những hành động của ông Cù Huy Hà Vũ gây bức xúc cho giới cầm quyền: "Họ thấy phiền nhiễu quá. Họ nhân nhượng nhưng rồi khó chịu quá thì họ phải làm, nhất là sắp sửa có Đại hội Đảng. Việc bắt là có chuẩn bị. Ông ấy làm nhiều chuyện gây ầm ĩ, thì họ muốn trị. Các vụ khác, người ta có tổ chức, có ý tưởng lật đổ, chống đối hẳn hoi. Còn đây ông Hà Vũ, nếu bảo là chống đối cũng đúng, mà bảo là ông muốn thực thi pháp luật thì cũng đúng."[37]

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói: "Tôi lo lắng cho bản thân tôi, biết đâu một ngày người ta đến khám văn phòng luật của tôi, khám máy tính của tôi, thấy một số bài viết của tôi chống lại ý kiến của Viện Kiểm sát và Tòa án mà tôi khiếu nại, rồi nói là tôi chống đối nhà nước thì tôi thật sự lo sợ".[42]

Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng Điều 88 Bộ Luật Hình sự (mà ông Vũ bị cho là vi phạm) có xung đột, "mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trịChính phủ Việt Nam đã long trọng ký kết tham gia. LS Khanh cũng cho rằng việc bắt giữ và truy tố ông Vũ "là một tổn thất rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, và "làm mất đi thể diện, uy tín cũng như ảnh hưởng của Việt Nam trên chính trường quốc tế."[43] Ông Vũ Đức Khanh cũng đã gửi cho các đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng, đề nghị các ông này can thiệp vào vụ bắt giữ Cù Huy Hà Vũ, và yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích sự mâu thuẫn giữa điều 88 BLHS và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.[44]

Luật sư Lê Quốc Quân nói với BBC Việt Ngữ rằng ông rất "mến mộ những cử chỉ và việc làm đáng kính của Luật gia Cù Huy Hà Vũ", và "vô cùng bức xúc trước việc Chính phủ Việt Nam bắt tạm giam trái luật ông Vũ". LS Quân nói: "Hành động này của Chính phủ Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng quyền hiến định công dân của ông Vũ theo tinh thần Hiến pháp 1992, đồng thời vi phạm cả Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết và thông qua vào ngày 24/09/1982."[43] LS Lê Quốc Quân nhắc lại vụ án Phan Bội Châu, khi đó chưa hề có Đảng Cộng sản, báo chí đã được rầm rộ đưa tin, cung cấp các góc nhìn khác nhau, tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi về chính trị, vừa mang học thuật vừa nồng nàn lòng yêu nước. LS Quân cho rằng "nếu như hôm nay chúng ta có tự do báo chí, chắc chắn sẽ có nhiều tranh luận, bút ký bài báo trực tiếp, huyên náo và đầy sáng tạo."[43]Ông Lê Quốc Quân cũng cho rằng ông Vũ đã sai khi tin rằng "thủ tướng cũng là công dân như muôn vàn công dân khác và chúng ta có quyền kiện, và Nhà nước đang thực tâm muốn chống lại tham nhũng".[43]

Ý kiến của bản thân

Ông Vũ trước đó (vào ngày 25 tháng 10 năm 2010) từng cho rằng ông luôn hành động theo đúng hiến pháp và pháp luật nên "không thể bị bắt".[45]

Tôi chưa bao giờ nghe thông tin nói rằng tôi sẽ bị bắt; tức nói một cách chính thức là ‘bị bắt’, vì không có lý do gì để bắt tôi cả. Nhưng tôi khẳng định lại một lần nữa rằng tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ luôn hành động theo đúng hiến pháppháp luật, cho nên không ai có thể đụng đến tôi.

Ngược lại một khi họ cố tình đụng đến tôi tức họ cố tình xâm phạm hiến pháppháp luật. Bản thân họ sẽ phải trả giá rất lớn, theo đúng quy định của pháp luật thôi. Nếu như nhà cầm quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam muốn xoá bỏ tôi cả về khía cạnh vật chất lẫn khía cạnh con người, tôi nghĩ rằng cả sự thiệt hại về con người cũng như tài sản của tôi mà góp phần đưa đất nước Việt Nam đến chế độ đa đảng, dân chủ vì quyền lợi của Tổ Quốc Việt Nam và nhân dân Việt Nam sớm hơn dù chỉ một giây, thì tôi vẫn cam lòng không có vấn đề gì phải suy nghĩ cả.

Ở Việt Nam hằng nghìn đời nay đã có hằng triệu triệu con người đang hy sinh vì tổ quốc, vì nhân dân, vì công lý, vì đạo lý của người Việt Nam; cho nên ‘nếu’ tôi có bị người ta đụng đến, thậm chí bắt hay giết, đối với tôi chuyện ấy nhỏ như hạt cát, thậm chí không bằng hạt cát so với lịch sử dân tộc, lịch sử yêu nước của người Việt Nam.

— Cù Huy Hà Vũ

Qua luật sư, vào ngày 27 tháng 12 năm 2010, TS Cù Huy Hà Vũ đã đề nghị chủ tịch Nguyễn Minh Triết tham gia tố tụng với tư cách người thay mặt Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để "bảo vệ quyền lợi hợp pháp" của Nhà nước mà ông Vũ bị tố cáo đã xâm hại, vì "không có người bị hại thì không có vụ án".[46]

Ông Cù Huy Hà Vũ cũng yêu cầu một số báo đài đặt tại hải ngoại - như ban tiếng Việt Đài châu Á Tự do (RFA) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA); và bà HoàngTrâm Oanh thuộc Tổ chức Phóng viên không Biên giới, tham gia tố tụng vì trong 10 tài liệu dẫn ra trong cáo trạng buộc tội ông Vũ có các bài phỏng vấn của ông dành cho các đài này. Tới nay, chưa có phản hồi từ các đài RFAVOA, nhưng bà Trâm Oanh đã đồng ý nhận lời. Ông Hà Vũ muốn tiếp tục mời ban quản trị trang tin Dân Luận tham gia tố tụng, vì bài viết của ông trên trang này cũng bị cho là chứng cứ để buộc tội ông.[46]

Lễ cầu nguyện

Theo BBC Vietnamese, Giáo xứ Thái HàHà Nội có tổ chức hai buổi thắp nến cầu nguyện trước lúc diễn ra phiên xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.[47]

Lời kêu gọi từ trong tù

Ngày 23 tháng 1 năm 2011, RFI Tiếng Việt đăng bài viết "Từ trong tù, ông Cù Huy Hà Vũ kêu gọi đa đảng và dân chủ cho Việt Nam".[48] Theo đài trên, từ trong tù, Cù Huy Hà Vũ đã gửi tới Ban biên tập các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử trong nước và ngoài nước bài viết "Quan điểm của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi tới báo chí trong và ngoài nước" (đề ngày 18/01/2011), được trích dẫn:

1. "Mọi người Việt Nam chỉ có một tổ quốc là Việt Nam, chủ nghĩa xã hội không phải là tổ quốc của người Việt Nam." "Tổ quốc là do tổ tiên tạo lập, còn chủ nghĩa xã hội là một học thuyết chính trị, không phải là quốc gia, và không thể là quốc gia do các vua Hùng lập ra."

Đây là cơ sở để Cù Huy Hà Vũ đưa ra kiến nghị với Quốc hội Việt Nam (ngày 30/08/2010) lấy "Việt Nam" là quốc hiệu, để thực hiện hòa giải dân tộc, đoàn kết mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước, bất luận chính kiến, nỗ lực xây dựng và bảo vệ "tổ quốc Việt Nam ngang tầm thời đại".

2. "Đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, công bằng và văn minh". "Dân chủ đồng nhất với thể chế đa đảng, và có dân chủ, đa đảng thì sẽ thực hiện được các mục tiêu nói trên."

Cù Huy Hà Vũ nhắc lại rằng ông quyết giữ vững những quan điểm này "trong bất cứ hoàn cảnh nào vì lợi ích tối cao của tổ quốc Việt Nam".

Quan ngại về tình hình sức khỏe

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn RFA ngày 8 tháng 2 năm 2011, cô Cù Thị Xuân Bích, em gái Cù Huy Hà Vũ nói tình hình sức khỏe của ông Vũ đáng "báo động", "nhiều đêm (Cù Huy Hà Vũ) lên cơn đau tim" trong Trại tạm giam B14 - Bộ Công an, khiến "gia đình rất lo lắng".[49]

Cù Thị Xuân Bích, con gái cố bộ trưởng Huy Cận, nói: "Cơ quan an ninh điều tra và Tòa án Nhân dân Hà Nội không ai quan tâm đến tình trạng sức khỏe của anh Cù Huy Hà Vũ mà lẽ ra theo Hiến pháp công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về tình trạng sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm."[49]

Gia đình Cù Huy Hà Vũ cho biết vào thời điểm ông Vũ đã bị bắt tạm giam được hơn 3 tháng, gia đình vẫn chưa được vào thăm, "dù đã có rất nhiều đơn thư xin thăm gặp". Cù Thị Xuân Bích nói tất cả đơn thư đều được gửi bảo đảm, nhưng hoàn toàn đến giờ gia đình "không nhận được sự hồi âm nào cả", các cấp chính quyền hoàn toàn im lặng trước những lời thỉnh cầu của gia đình.[49]

Phản ứng từ gia đình

Bà Cù Thị Xuân Bích cho BBC biết rằng bà đã thay mặt gia đình gửi "Hồ sơ khiếu nại tới Ủy ban đặc trách Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khiếu nại về việc TS Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt, giam, truy tố trái pháp luật Việt Nam cũng như Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị".[50]

Đơn khiếu nại của bà Bích yêu cầu ủy ban nói trên có hành động khẩn cấp trước việc mà nguyên đơn gọi là "chính quyền bắt giữ trái phép" ông Cù Huy Hà Vũ.[50]

Luật sư bào chữa

Vợ ông Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, cùng hai luật sư Trần Đình Triển và Trần Lâm đã chính thức được chuẩn thuận làm luật sư bào chữa cho ông Vũ.[46]

Bà Dương Hà và em gái ông Cù Huy Hà Vũ là bà Cù Thị Xuân Bích đã 2 lần tiếp tục gửi đơn xin bảo lãnh tại ngoại ông Vũ với lý do "quá trình điều tra có thể nói đã hoàn tất, không cần thiết phải giam giữ nữa", và "ông Vũ bị bệnh tim bẩm sinh, sức khỏe đang ngày càng xấu". Thân nhân của ông Vũ cam kết sẽ "thường xuyên giám sát" và bảo đảm rằng ông có mặt tại tòa khi có giấy triệu tập.[46]

Với tư cách luật sư bào chữa, bà Dương Hà đã được tiếp xúc năm lần với ông Hà Vũ, mỗi lần khoảng một giờ đồng hồ.[51] Theo BBC Việt Ngữ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã công bố "biên bản ghi lời khai" của ông Vũ do bà thực hiện ngày 18 tháng 1 năm 2011, trong đó có những tuyên bố về đa nguyên, đa đảng của ông này.[51] Do vậy, bà Hà bị buộc tội đã "lợi dụng hành nghề luật sư, sử dụng thông tin mà mình biết được, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước".[50]

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã không được tham gia bào chữa cho chồng, vì Tòa án Nhân dân Hà Nội đã rút quyết định tham gia tố tụng với tư cách luật sư của bà vào ngày 18 tháng 2.[50][52]

Quá trình xét xử

Ngày 5 tháng 3 năm 2011 là ngày cuối cùng của hạn tạm giam 4 tháng đối với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng đến 12 tháng 3 vẫn không có tin ông này được thả. Trước đó, nhiều báo đài trong và ngoài nước đưa tin ngày 24 tháng 3 năm 2011 sẽ xử ông Vũ tại Hà Nội,[4][51][52][53][54][55] tuy nhiên sau đó phiên tòa lại bị dời lại đến ngày 4 tháng 4.[5][56][57][58][59]

Tòa bắt đầu xử vào khoảng 8 giờ sáng, nghỉ trưa vào lúc 12 giờ và mở lại vào đầu giờ chiều. Hãng thông tấn Pháp AFP nói ông Cù Huy Hà Vũ đã đeo cà vạt xuất hiện trước tòa.[60]

Xử công khai

Theo BBC, dù phiên tòa được cho là sẽ "xử công khai", nhưng có tin nói thân nhân của ông Vũ đã được thông báo sẽ "không được tham dự".[50]

Chỉ có 2 nhà báo nước ngoài cùng một số thành viên ngoại giao đoàn được vào xem phiên xử ông Vũ.[43][60] Hãng AFP đưa tin những người này chỉ được quan sát phiên tòa qua màn hình vô tuyến với chất lượng âm thanh xấu, trong một phòng họp ở bên cạnh.[60]

RFI đưa tin chính quyền huy động xe cảnh sát chống bạo động lập hàng rào ngăn bên ngoài, cản không cho dân chúng mang hoa đến trước tòa.[61] Nhiều người bị bắt.[61]

Vợ của Cù Huy Hà Vũ nói: "Bên trong tòa án, gần như hoàn toàn là người của công an. Nếu có vài người được mời thì tôi chắc là người được chọn lựa để được vào ngồi trong phiên tòa. Đây không phải là một tòa án công khai như đã được tuyên bố khi phiên tòa vừa mở ra." Bà Dương Hà cho biết bà là người duy nhất trong gia đình được vào, cả dòng tộc nội ngoại (Cù Huy hay Ngô Xuân) không một ai được phép vào dự phiên xử gọi là công khai. Cả bà luật sư cũng bị "một cô đeo biển số 47, tự nhận là công an" giám sát chặt chẽ.[61]

An ninh

Theo BBC Vietnamese, hàng rào an ninh đã được thắt chặt quanh Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, nơi phiên xử diễn ra.[60] Có đến hàng trăm người đổ tới theo dõi phiên tòa được cho là "lớn nhất Việt Nam" gần đây.[60] Giao thông trên phố Hai Bà Trưng bị ách tắc nghiêm trọng.[60]

Công an dựng rào chắn đường xung quanh tòa án. Phóng viên của hãng AFP có mặt bên ngoài tòa án cũng bị mời đi.[60] Một số nhà bất đồng chính kiến như ông Lê Quốc Quân bị công an bắt đưa đi chỗ khác.Giới chức khuyến cáo đám đông bên ngoài giải tán về nhà.[60] Vợ ông Vũ, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã được phép vào trong phòng xử án, nhưng em gái ông Vũ, bà Cù Thị Xuân Bích, không được giấy mời để vào tham dự.[60]

RFA đưa tin tuy phiên tòa được thông báo là "công khai", nhưng nhiều người đã bị công an chìm và những người mặc thường phục khác bắt giữ một cách vô cớ như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, LS Lê Quốc Quân, và một số người khác.[62] Theo đài này, công an chặn tất cả những ngả đường, cấm giữ xe và đóng các lối vào bệnh viện xung quanh có thể dẫn đến khu vực tòa án, không cho nhân dân tụ tập.[62]

BBC cũng đưa tin 2 nhà bất đồng chính kiến là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân đã bị bắt khi tới khu vực gần Toà án Hà Nội. Bà Vũ Thúy Hà, vợ ông Phạm Hồng Sơn, nói với BBC Tiếng Việt rằng công an đã "dùng dùi cui đánh" một số người trong đó có chồng bà "ngay giữa đường" khi họ đang đứng cách tòa nhà của tòa án khá xa.[63]

Luật sư bào chữa

Có 4 luật sư tham gia bào chữa tại tòa là LS Trần Đình Triển, LS Trần Vũ Hải, LS Vương Thị Thanh, và LS Hà Huy Sơn.[64][65]

Trước khi bắt đầu tranh tụng, tòa đã bác yêu cầu này của các luật sư đòi cung cấp tài liệu liên quan cáo trạng cho ông Vũ.[60] Theo lời LS Triển, chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Hữu Chính ngắt lời LS Hải, tuyên bố cảnh cáo luật sư, và sau đó yêu cầu cảnh sát đuổi luật sư này ra khỏi phiên tòa.[62][64]

Các luật sư dẫn Điều 214 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự là "phải công bố những chứng cứ, những tài liệu có trong hồ sơ vụ án để các luật sư thẩm vấn, xét hỏi đối với bị cáo", nhưng hội đồng đã bỏ qua quy định của pháp luật tại Điều 214 và kết thúc phần xét hỏi.[62][64]

LS Trần Đình Triển nói các luật sư đã bị vô hiệu hóa ngay khi chưa kịp thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình: "Đang trong giai đoạn xét hỏi để đánh giá, chưa hỏi được gì cả thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố chấm dứt giai đoạn xét hỏi, chuyển sang phần tranh tụng."[62]

Bức xúc vì chính chủ toạ phiên toà cũng vi phạm pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng. Và cảm thấy không thể nào ngồi bào chữa ở một phiên tòa mà chính ngay hội đồng xét xử đang vi phạm pháp luật, các luật sư tham gia bào chữa đều ký tên đồng loạt ra về.[66]

Tuyên bố của ông Vũ trước tòa

Theo The Guardian, ông Vũ nói trước tòa: "Tôi không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước. Vụ án này được giàn dựng để chống lại tôi. Phiên tòa này hoàn toàn trái luật".[67] Trong khi đó thẩm phán Nguyễn Hữu Chính hạch tội bị cáo là "được sinh ra và nuôi dưỡng trong gia đình cách mạng mà không biết giữ truyền thống cách mạng".[67]

Cù Huy Hà Vũ không nhận tội nhưng tuyên bố: "Tôi cũng sẽ không trả lời bất cứ một lời nào đối với hội đồng và cũng không tranh tụng gì nữa và đề nghị hội đồng tuyên án luôn, mức án bao nhiêu tôi cũng chịu trước dân tộc và trước nhân dân."[64]

Tất cả các luật sư cũng tuyên bố không tiếp tục tham gia bào chữa vì tòa vi phạm nguyên tắc tố tụng,[62] và rời khỏi phiên tòa lúc 12 giờ trưa.[64]

Án sơ thẩm

Sau khi các luật sư đã rời khỏi tòa để phản đối, phiên tòa vẫn tiếp tục.[60] Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng bị cáo "có thái độ ngoan cố, không chịu nhận tội" và "hành vi phạm tội được thực hiện nhiều lần trong thời gian dài", có "tính chất nguy hiểm" nên đề nghị tuyên phạt ông Vũ mức án 7 - 9 năm tù giam, quản chế 3 năm tại địa phương. Kết quả ông Vũ bị tuyên án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế, đúng như Viện Kiểm sát yêu cầu.[65][68][69][70][71]

Ông Vũ đã tuyên bố một câu cuối cùng, dù không được quyền phát biểu: "Tổ Quốc và Nhân dân Việt Nam sẽ phá án cho tôi, công dân Cù Huy Hà Vũ."[61]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vụ án Cù Huy Hà Vũ http://www.radioaustralia.net.au/asiapac/stories/2... http://blogs.afp.com/?author/itimberlake http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2010/... http://breakingnewsdir.com/vietnamese-police-detai... http://www.eubusiness.com/news-eu/vietnam-politics... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/de... http://seattletimes.nwsource.com/html/nationworld/... http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/phien-... http://www.voanews.com/vietnamese/news/carl-thayer...